Giảng viên khoa Sư phạm Kỹ thuật đã có một khoảng thời gian rất ý nghĩa khi tham gia khóa học: Đào tạo kiến thức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2018. Kể từ ngày 17 – 19/12 và ngày 21/12/2018 do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách Khoa phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Doanh nghiệp nhỏ và vừa Hà Nội tổ chức.
Khóa học với những nội dung bổ ích sau:
-
Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam;
-
Tư duy khởi nghiệp;
-
Tư duy kiến tạo (design thinking);
-
Khởi nghiệp tinh gọn (lean starup);
-
Bảng tổng hợp mô hình kinh doanh (BMC)
-
Thuyết trình gọi vốn (pitching);
-
Đánh giá dự án khởi nghiệp;
-
Xây dựng vườn ươm khởi nghiệp;
-
Kĩ năng cố vấn khởi nghiệp.
Ông Phạm Tuấn Hiệp giới thiệu về Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam và Tư duy khởi nghiệp
Hệ sinh thái khởi nghiệp là cách thức một quốc gia hay một thành phố thiết lập để thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp tại địa phương. Trong khi đó, OECD định nghĩa hệ sinh thái khởi nghiệp như là “tổng hợp các mối liên kết chính thức và phi chính thức giữa các chủ thể khởi nghiệp (tiềm năng hoặc hiện tại), tổ chức khởi nghiệp (công ty, nhà đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, hệ thống ngân hàng,…) và các cơ quan liên quan (trường đại học, các cơ quan nhà nước, các quỹ đầu tư công,…) và tiến trình khởi nghiệp (tỉ lệ thành lập doanh nghiệp, số lượng doanh nghiệp có tỉ lệ tăng trưởng tốt, số lượng các nhà khởi nghiệp,…) tác động trực tiếp đến môi trường khởi nghiệp tại địa phương.
Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds). Có khoảng gần 40 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu tư cho khởi nghiệp Đổi mới Sáng tạo tại Việt Nam. Số lượng nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Một số mạng lưới đầu tư thiên thần như: VIC Ipact, Hatch, Angel Network, IAngel (Mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam), Angel4us đã bắt đầu hình thành.
“I can understand wanting to have a million dollars… but once you get beyond that, I have to tell you, it’s the same hamburger” – Bill Gates
Người khởi nghiệp dám chấp nhận bất trắc, có khát vọng tạo giá trị và luôn nhận biết, nắm bắt cơ hội.
Ông Nguyễn Trung Dũng chia sẻ về Tư duy kiến tạo (Design Thinking)
Design Thinking is……………
A creative problem – solving approach where we design solutions starting with people’s needs and desires
from IDEO
Gift Giving Experience Learning Outcomes. Deeply connect with each other; Learn and apply design thinking; Learn to tackle new challenges; Bring design thinking into your work an life.
“Chẳng có sự đổi mới đột phát nào (breakthrough innovation) có được từ bản phân tích nghiên cứu thị trường, tất cả những sản phẩm/dịch vụ dẫn dắt thế giới tiêu dùng đều đến từ trực giác” (Jonathan Ive)
Ông Nguyễn Tiến Trung giới thiệu về Thuyết trình gọi vốn, Đánh giá dự án khởi nghiệp và Kĩ năng cố vấn khởi nghiệp
Có 3 yếu tố kỹ thuật ảnh hưởng đến kỹ năng thuyết trình của báo cáo viên:
+ Ngôn từ: Nội dung trình bày
+ Giọng nói: Cách nói, cách trình bày…
+ Ngôn ngữ hình thể: Thể hiện qua vẻ bề ngoài của báo cáo viên (nét mặt, ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, tư thế, ngoại hình, trang phục…
Theo nghiên cứu của Albert Mehrabian mức độ quan trọng của 3 yếu tố: Ngôn ngữ (7%), Giọng nói (28%), Ngôn ngữ hình thể (55%).
Thực hiện thuyết trình gọi vốn đầu tư gồm 3 phần:
Mở đề. Có thể mở đề bằng một số kỹ thuật gây ấn tượng: Kể chuyện, trích dẫn danh ngôn hoặc đặt câu hỏi. Tạo tình huống hoặc thực hiện một hoạt động/ một trò chơi, thăm hỏi thân mật, im lặng để gây sự tập trung, chú ý.
Thân đề: Triển khai nội dung các phần đã giới thiệu ở phần mở. Trong mỗi phần có giải thích, chứng minh, bám sát cấu trúc nội dung đã giới thiệu, tránh lạc đề, cuối mỗi phần nên tóm tắt những điểm quan trọng và có câu chuyển tiếp tiếp khi bước sang phần mới, quản lý thời gian chặt chẽ.
Kết đề. Tóm tắt những điểm chính quan trọng, kết thúc và cảm ơn.
Một số hình ảnh của Giảng viên Khoa Sư phạm Kỹ thuật tham gia khóa học:
Buổi tổng kết khóa học:
(Lê Thị Thu Thủy - Giảng viên khoa SPKT)